Ngày 9/7/2012, tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s Investors Service đã ra thông cáo báo chí xác nhận giữ nguyen kết quả xếp hạng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) là B2 đối với xếp hạng tiền gửi và xếp hạng nợ, cũng như sức mạnh tài chính của ngân hàng là E+, tương ứng với mức xếp hạng B2 trong dài hạn. Đồng thời, Moody’s cũng sửa đổi triển vọng xếp hạng là tiêu cực để xem xét khả năng giảm hạng. Điều này chốt lại việc xem xét khả năng giảm hạng Moody’s đã đưa ra hôm ngày 11/5/2012. Xếp hạng ngắn hạn Không Trọng yếu (Not-Prime short-term ratings) cũng có triển vọng tương tự và kết quả xếp hạng hiện tại giữ nguyên.
LÝ DO
Sau khi SHB nhận sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank: chưa xếp hạng), việc xác nhận kết quả xếp hạng của SHB phản ánh quan điểm của Moody’s đối với (i) kế hoạch của ngân hàng sau sáp nhập làm sạch và trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu khá lớn đặc biệt liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam (Vinashin); (ii) không phải bỏ tiền mặt ra mua Habubank do việc sáp nhập sẽ được thực hiện thông qua thỏa thuận hoán đổi cổ phiếu; (iii) sự cải thiện đáng kể trong huy động vốn kể từ đầu năm đến nay đối với ngân hàng sau sáp nhập.
Đồng thời, việc sửa đổi triển vọng từ ổn định xuống tiêu cực để xem xét khả năng giảm hạng phản ánh quan điểm của Moody’s đối với các vấn đề còn tiếp tục chưa chắc chắn xung quanh việc ngân hàng nhận sáp nhập Habubank, đặc biệt liên quan đến định hướng trong tương lai của chất lượng tài sản có của ngân hàng hậu sáp nhập và lợi nhuận cần phải đạt được để bù đắp yêu cầu trích lập dự phòng khá lớn là hậu quả của tình hình tín dụng yếu kém hơn của Habubank. Mặc dù mức các kết quả xếp hạng hiện nay bao hàm một mức độ giảm dự kiến trong các chỉ tiêu tài chính của SHB và môi trường hoạt động, việc đánh giá mức độ mà các chỉ tiêu tín dụng có thể giảm hơn so với ngân hàng hậu sáp nhập yêu cầu cần phải theo dõi trong một giai đoạn dài hơn từ 12 đến 18 tháng.
Moody’s cho rằng triển vọng tiêu cực được hỗ trợ chủ yếu bởi tình hình tín dụng yếu kém của Habubank và mức độ lớn của giao dịch so với quy mô của SHB, tạo ra áp lực giảm đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng, và cuối cùng của ngân hàng sau sáp nhập so với tình hình tương đối mạnh khỏe hơn của SHB trước sáp nhập.
Tỉ lệ nợ xấu của SHB là 2.2% tính đến hết năm 2011, trong khi tỉ lệ nợ xấu của Habubank là 4.4% tính đến cuối năm 2011. Ngoài ra, nếu tính cả dư nợ Vinashin, tỉ lệ nợ xấu của Habubank là 16.7%. Nhưng Moody’s hiểu rằng các rủi ro đối với dư nợ Vinashin của ngân hàng hậu sáp nhập sẽ được giảm do sẽ được trích lập dự phòng đầy đủ trong 5 năm. Ngoài ra, tất cả các khoản nợ Vinashin đều có tài sản đảm bảo, trong đó có một tỉ lệ đáng kể có thể thu hồi được trong vòng 6 đến 12 tháng.
Tuy nhiên, vẫn còn phải tiếp tục xem xét liệu ngân hàng hậu sáp nhập có khả năng tạo ra đủ lợi nhuận thuần trong năm 2012 để bù đắp trích lập dự phòng dự kiến trong tình huống xấu nhất là khoảng 1,8 nghìn tỷ VNĐ hay không, dự phòng này bao gồm cả dự phòng cho dư nợ Vinashin (trích lập trong 5 năm) và dự phòng cho các khoản nợ xấu khác. Đồng thời, các hệ số về khả năng sinh lời của Habubank yếu hơn của SHB, với tỉ lệ thu nhập trên tài sản có rủi ro trung bình thấp hơn 1%, trong khi tỉ lệ này của SHB là 2.3% trong năm 2011.
Đối với vấn đề vốn, Moody’s hiểu rằng việc nhận sáp nhập Habubank sẽ được thực hiện qua thỏa thuận hoán đổi cổ phiếu, theo đó các cổ phiếu sẽ được hoán đổi với tỉ lệ một cổ phiếu Habubank sẽ được hoán đổi thành 0.75 cổ phiếu SHB. SHB sẽ phát hành khoảng 405,000,000 cổ phiếu mới cho việc nhận sáp nhập này với mệnh giá VND10,000/cổ phiếu khiến cho vốn cấp 1 tăng lên VND 4,050 tỷ trong năm 2012. Tỉ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng hậu sáp nhập sẽ vào khoảng 13.3%, không thay đổi nhiều so với tỉ lệ 13.2% của SHB tính đến cuối năm 2011.
Ngoài ra, tỉ lệ thanh khoản của Habubank tương đối yếu hơn so với của SHB, với tỉ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng ở mức 120% tính đến cuối năm 2011 của Habubank, so với tỉ lệ này của SHB là 84% tính đến cuối năm 2011. Moody’s nhận thấy rằng, dựa trên báo cáo tài chính Quý 1/2012 chưa kiểm toán, các tỉ lệ này đã ổn định ở mức 90% của Habubank và 75% của SHB, một phần do hiệu ứng số của việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh tình hình tín dụng xấu của ngân hàng mà SHB dự kiến nhận sáp nhập, Moody’s dự kiến rằng ban điều hành của SHB sẽ bị thách thức bởi độ lớn của giao dịch và khả năng bổ trợ hạn chế giữa hai ngân hàng (limited synergies). Tổng tài sản của Habubank tương ứng với không ít hơn 58% tổng tài sản của SHB. Triển vọng xếp hạng của SHB trong 12 đến 18 tháng tới sẽ đánh giá ảnh hưởng tài chính của giao dịch tương đối lớn này lên chất lượng tín dụng của ngân hàng.
TÁC NHÂN LÀM TĂNG/GIẢM HẠNG
Một sự tăng hạng là khó có thể xảy ra trong ngắn hạn, lý do vì triển vọng tiêu cực. Tuy nhiên, Moody’s cho rằng trong trung hạn một sự thay đổi về triển vọng quay trở về ổn định là có thể xảy ra nếu có các lý do sau đây:
(i) cải thiện trong tình hình nguồn vốn của ngân hàng hậu sáp nhập ví dụ n hư tỉ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng giảm xuống dưới 90%; (ii) cải thiện mức lợi nhuận trước dự phòng của ngân hàng hậu sáp nhập ví dụ như tỉ lệ lợi nhuận thuần trên tài sản có rủi ro trung bình hơn 2%; và/hoặc (iii) tiếp tục tăng trưởng kinh doanh và thị phần của ngân hàng hậu sáp nhập mà không đánh đổi bởi tình hình rủi ro.
Xếp hạng có thể bị giảm nếu (i) có một sự giảm đáng kể trong tình hình thanh khoản của ngân hàng hậu sáp nhập ví dụ như tỉ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng là hơn 120%; (ii) tỉ lệ nợ xấu tiếp tục gia tăng, mà không được xử lý một cách đầy đủ, ví dụ như tỉ lệ nợ mất vốn vượt mức giả định dự phòng hiện nay; và nếu như tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng hậu sáp nhập là hơn 5%; (iii) ngân hàng hậu sáp nhập có lợi nhuận không đầy đủ – khi tính đến dự phòng cho nợ xấu – ví dụ như trong năm nay có lỗ ròng; và (iv) một mức suy giảm lớn hơn dự kiến của nền kinh tế gây áp lực bổ sung lên vốn của ngân hàng hậu sáp nhập ví dụ như tỉ lệ vốn cấp 1 giảm xuống dưới 8%