SHB chính thức tham gia tái cấu trúc toàn diện Bianfishco - Ngân hàng SHB
Tin tức
SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024 Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18% Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản SHB thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB chính thức tham gia tái cấu trúc toàn diện Bianfishco

07-09-2012

Hôm nay ngày 25/8/2012, UBND Tp Cần Thơ, CTCP Thủy sản Bình An (Bianfishco) công bố Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh mới do Sở KH&ĐT Cần Thơ cấp ngày 24/8/2012. Theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) là cổ đông sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ Bianfishco (Bianfishco có vốn điều lệ 500 tỷ đồng) và tham gia tái cấu trúc toàn diện Bianfishco.

Đi vào hoạt động từ năm 2005, Bianfishco đã tập trung đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản hiện đại với công suất chế biến 600 tấn cá/ngày. Bên cạnh đó Bianfishco đã đầu tư phát triển chuỗi cung ứng khép kín: Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi, Vùng nuôi hải sản rộng 100 ha, Công ty sản xuất Nước uống Collagen, Viện Nghiên cứu Thủy sản, Nhà máy chế biến phụ phẩm, Nhà máy giá trị gia tăng …với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Đến nay sản phẩm của Bianfishco đã xuất khẩu vào 80 nước trong đó có những thị trường hết sức khắt khe như: Mỹ, Nhật và EU. Đặc biệt Bianfishco là một trong rất ít doanh nghiệp thủy sản có giấy phép xuất khẩu vào Mỹ với thuế suất bằng 0%. Trong giai đoạn hoạt động ổn định, Bianfishco đạt doanh thu 100 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho hơn 5000 lao động. Bianfishco trở thành thương hiệu quốc gia hàng đầu về sản phẩm cá tra, cá basa được thị trường trong và ngoài nước ghi nhận.

Năm 2011 và 7 tháng đầu năm 2012, Bianfishco gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định, chi phí tài chính tăng cao, ngân hàng ngưng cung cấp tín dụng, quản trị điều hành doanh nghiệp yếu kém khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, Công ty bị thua lỗ, nợ đọng ngân hàng và người dân bán cá. Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán Deloite Việt Nam, đến ngày 31/12/2011, Công ty đạt 1.240 tỷ đồng doanh thu, giá trị tài sản gần 2.000 tỷ đồng. Đến nay, nợ quá hạn còn không quá 600 tỷ đồng… Các khoản nợ Ngân hàng BIDV, VDB, ACB đều có tài sản đảm bảo là máy móc, nhà xưởng, bất động sản. Việc thế chấp 25 triệu cổ phần của bà Phạm Thị Diệu Hiền, nguyên Tổng giám đốc Bianfishco chỉ là bổ sung tài sản đảm bảo khoản vay tại các ngân hàng nêu trên, Bianfishco không nhận thêm được khoản tiền nào từ việc thế chấp cổ phiếu này.

Trên cơ sở kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của Ngân hàng Habubank trước đây (nay đã sáp nhập vào SHB), đồng thời đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, Bianfishco nói riêng, Ngân hàng SHB đã hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để trở thành cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của Bianfishco. Với tiềm lực tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm trong hoạt động M&A, Ngân hàng SHB đã phối hợp cùng Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng DATC (thuộc Bộ Tài chính), Bianfishco xây dựng phương án tái cấu trúc Bianfishco. Hoạt động tái cấu trúc Bianfishco tập trung vào những công việc sau:

1. SHB cùng DATC tham gia vào quản trị, điều hành mọi hoạt động tại Bianfishco, đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, kiểm soát chi phí thị trường đầu vào và đầu ra.

2. SHB thực hiện giải ngân cho Bianfishco trả nợ tiền mua nguyên liệu của nông dân, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Các chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bianfishco trong khoảng thời gian 3 năm nhằm sớm đưa công ty đi vào hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Đối với một số chủ nợ lớn như BIDV, VDB sẽ đàm phán để chuyển nợ thành vốn góp khi Bianfishco tăng vốn điều lệ.

4. Sau khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng nhằm tăng năng lực tài chính, giảm chi phí đầu vào.

5. Mở rộng thị trường trên nền tảng khách hàng của Bianfishco và quan hệ đối tác truyền thống của SHB với các ngân hàng và doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản tại thị trường châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

6. Thành lập Tổng Công ty Thủy sản Bình An trên cơ sở mở rộng, tiếp nhận và nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty vệ tinh: Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi, Công ty nuôi trồng thủy hải sản, tái cấu trúc Công ty sản xuất Nước uống Collagen, Viện Nghiên cứu Thủy sản…Đặc biệt chú trọng mở rộng vùng nuôi trồng thủy hải sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho hoạt động chế biến.

SHB đánh giá cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng rất lớn nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy hải sản – một trong những lĩnh vực kinh tế chủ lực của Việt Nam. Với các giải pháp tổng thể trên, dự kiến trong năm 2013 Bianfishco sẽ đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả. Bianfishco hoạt động ổn định sẽ mang lại cho SHB nguồn thu ngoại tệ lớn, mở rộng đối tác, khách hàng, giải quyết số lượng lớn việc làm cho người lao động trong vùng. 3 năm tới Bianfishco sẽ đại chúng hóa công ty, mời các tập đoàn kinh tế chuyên ngành thủy sản lớn trong và ngoài nước tham gia và thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung trong nước và quốc tế

DỊCH VỤ