SHB đẩy mạnh nguồn vốn vào lĩnh vực nông sản chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Ngân hàng SHB
Tin tức
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản SHB thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất Thông báo chào giá cạnh tranh gói thầu: Cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM Thông báo chào giá cạnh tranh gói thầu: Cung cấp dịch vụ bảo trì thiết bị HSM 700 SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB

SHB đẩy mạnh nguồn vốn vào lĩnh vực nông sản chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long

16-12-2022

Thời gian tới, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ chú trọng đẩy mạnh nguồn vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản cho các vùng trọng điểm trên cả nước trong đó có vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Giám đốc chi nhánh Cần Thơ Nguyễn Hồng Phúc phát biểu tại Hội nghị “Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL” được tổ chức vào ngày 13/12 tại Cần Thơ.

Hội nghị do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ Lê Quang Mạnh đồng chủ trì. Tham gia hội nghị còn có Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú, lãnh đạo các Vụ, Cục NHNN; đại biểu đại diện Ủy ban nhân dân 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL…

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Bí thư thành ủy Thành phố Cần Thơ Lê Quang Mạnh đồng chủ trì Hội nghị

Đại diện SHB có Tổng Giám đốc Ngô Thu Hà, Giám đốc chi nhánh Cần Thơ Nguyễn Hồng Phúc và các lãnh đạo ngân hàng. Đặc biệt, tại Hội nghị lần này SHB tham gia chương trình với vai trò là Ngân hàng có nhiều giải giải pháp tín dụng thúc đẩy nông sản chủ lực cho vùng ĐBSCL.

Hội nghị nhằm trao đổi, chia sẻ kết quả đạt được của các doanh nghiệp trong khu vực, đồng thời nhận diện, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, nắm bắt nhu cầu vốn của doanh nghiệp; tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng vốn vay dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong đó, ưu tiên tập trung đủ vốn tín dụng phục vụ hoạt động thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Đẩy mạnh tín dụng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL

Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của nhà nước, phát huy vai trò chủ lực là một trong 5 Ngân hàng TMCP tư nhân có quy mô lớn nhất Việt Nam, SHB đã hưởng ứng tích cực chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc đưa dòng vốn đến các khu vực ưu tiên trên thị trường tài chính nông thôn, nhằm giúp các doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại có giá trị cao hơn, góp phần mở rộng cánh cửa xuất khẩu cho nhiều hàng hóa nông sản của Việt Nam.

Hiện dư nợ cấp tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của SHB đạt gần 130 nghìn tỷ đồng. Doanh số cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong năm 2022 đạt gần 215 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay thu mua – tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt 133 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58%.

Tại ĐBSCL, SHB có 28 chi nhánh, phòng giao dịch tại 9 tỉnh thành phố lớn trên tổng 13 tỉnh tại địa bàn. Tính đến hết 30/11/2022, doanh số giải ngân của các đơn vị SHB đối với lĩnh vực nông nghiệp khu vực ĐBSCL đạt khoảng 80.000 tỷ đồng với hàng trăm khách hàng. Nhiều khách hàng của SHB đang là các doanh nghiệp lớn kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực của nông nghiệp địa bàn như: Lúa gạo, các mặt hàng thủy hải sản như cá tra, tôm…

Để đạt được kết quả như trên, SHB đã tích cực triển khai nhiều chương trình, sản phẩm tín dụng nông nghiệp, nông thôn, với ngân sách lên đến hàng nghìn tỷ đồng lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 1-3% so với lãi suất thông thường và 4-5% so với lãi suất cho vay ngắn hạn của một số lĩnh vực khác.

Nhiều giải pháp tín dụng đồng bộ

Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông sản chủ lực tại vùng ĐBSCL và các vùng khác trên cả nước, SHB đã triển khai hợp tác với BCG và IFC đây là hai tổ chức tư vấn chiến lược, tư vấn hàng đầu thế giới để củng cố và phát triển sản phẩm cho vay tài trợ nông nghiệp theo chuỗi liên kết nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể cho các sản phẩm tín dụng phù hợp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản.

Phát biểu tại Hội nghị ông Nguyễn Hồng Phúc – Giám đốc chi nhánh Cần Thơ chia sẻ: “SHB sẽ chú trọng đẩy mạnh nguồn vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản cho các vùng trọng điểm trên cả nước trong đó có vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, SHB chú trọng đưa ra các giải pháp tài chính phù hợp, “may đo” riêng biệt giúp các hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vốn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông sản toàn vùng ĐBSCL, từ đó góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp trên cả nước”.

Đặc biệt, SHB sẽ tập trung hỗ trợ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản theo chuỗi liên kết “từ cánh đồng đến bàn ăn”, “từ người nông dân – doanh nghiệp – người tiêu dùng” bao gồm tất cả các khâu: phục vụ nuôi trồng (giống, vật tư, phân bón…) – thu mua – sản xuất chế biến (ưu tiên ứng dụng công nghệ sạch để nâng cao chất lượng nông sản Việt) – tiêu thụ (tiêu dùng trong nước, xuất khẩu…).

Đối với sản phẩm chủ lực của vùng ĐBCSL là lúa gạo, SHB đưa ra các sản phẩm tín dụng đặc thù, đặc biệt theo chuỗi nông nghiệp. Bên cạnh đó, SHB sẽ thực hiện cho vay tài trợ chuỗi lúa gạo khép kín, liên kết giữa vùng nguyên liệu, hộ nông dân, hợp tác xã ở khu vực ĐBSCL và các doanh nghiệp.

Các quy định về cấp tín dụng sẽ được SHB áp dụng linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn. Ngoài ra, SHB sẽ triển khai, tham gia các chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để cùng với chính quyền địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc trên tất các các lĩnh vực

Thời gian tới, SHB sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, SHB tích cự tham gia các hoạt động, chương trình khu vực trọng điểm trong đó có ĐBSCL duy trì, phát triển hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

DỊCH VỤ