SHB được Moody's giữ nguyên bậc xếp hạng B2, ổn định - Ngân hàng SHB
Tin tức
Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mạo danh ngân hàng chuyển phát nhanh giao thẻ tín dụng Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

SHB được Moody’s giữ nguyên bậc xếp hạng B2, ổn định

21-12-2019

Vừa qua, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service giữ nguyên bậc và triển vọng đối với xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn ở mức B2, ổn định.

 Ngày 18/12/2019, Moody’s ra thông cáo báo chí về việc giữ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3, đồng thời thay đổi cùng ngày về triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ “Ổn định” xuống mức “Tiêu cực”.

Nguyên nhân hạ bậc triển vọng xếp hạng, Moody’s cho rằng vẫn tiềm ẩn rủi ro chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ, trong bối cảnh chưa có những giải pháp rõ ràng để cải thiện công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, cũng như tăng cường tính minh bạch về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh. Theo đánh giá của tổ chức này, các khoản thanh toán chậm phản ánh vấn đề về mặt hành chính hơn là sự yếu kém về tài chính. Việc thanh toán bị trì hoãn cho thấy điểm yếu về thể chế và quản trị, bao gồm vấn đề về các thủ tục hành chính phức tạp cản trở việc thanh toán kịp thời và suôn sẻ.

Tuy nhiên, Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức Ba3 với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ, ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm. Trần tín nhiệm với trái phiếu dài hạn phát hành bằng ngoại tệ vẫn được giữ nguyên ở Ba1. Mức tín nhiệm tối đa với tiền gửi và trái phiếu bằng nội tệ vẫn là Ba3. Xếp hạng tín nhiệm Ba3 với Việt Nam được Moody’s đưa ra căn cứ vào tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, sự đa dạng hóa kinh tế, hỗ trợ khả năng hấp thụ các cú sốc của của Việt Nam, bao gồm cả sự chậm lại kéo dài trong thương mại toàn cầu. Moody’s dự kiến gánh nặng nợ trực tiếp của chính phủ cũng sẽ giảm dần, xuống còn khoảng 48% GDP vào năm 2020, từ mức gần 53% trong năm 2016.

Đồng thời, ngày 19/12/2019, Moody’s phát đi thông tin về việc thay đổi triển vọng xếp hạng tương ứng của các ngân hàng Việt Nam, trong đó SHB được giữ nguyên bậc và triển vọng đối với xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn ở mức (B2, “Ổn định”). Điều này khẳng định SHB vẫn đang hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững.

DỊCH VỤ